Tiếng Việt
English
Nhìn lại hành trình “Giáo dục cảm xúc”
“Cảm xúc không định nghĩa chúng ta là ai. Khi ta làm sai và cảm thấy xấu hổ, thì đó là cảm xúc xấu hổ vì hành vi không đúng. Cảm xúc đó không khẳng định ta là một người đáng xấu hổ”. Tham gia vào môn học Service-Learning “Giáo dục cảm xúc”, sinh viên phát triển năm kỹ năng cần thiết:
Đó là kỹ năng mà cô Ngọc Giàu đã hướng dẫn cho sinh viên tham gia môn học và dự án Service-Learning “Giáo dục cảm xúc”.
Sinh viên trưởng thành qua dự án
Thông qua hoạt động phục vụ cộng đồng của dự án “Giáo dục cảm xúc”, cô Ngọc Giàu nhận thấy sinh viên có nhiều thay đổi tích cực và trưởng thành hơn. Sau dự án, sinh viên mang đến cho cộng đồng những đóng góp tích cực từ lĩnh vực được đào tạo, đồng thời, nhận lại tình yêu thương và trân quý. Các bạn từng bước trưởng thành hơn, hiểu về năng lực của bản thân và tự hào khi vượt qua những thử thách ở ngưỡng cửa tuổi trẻ.
Trách nhiệm đối với cộng đồng
“Trao cho bạn suất học bổng này, chúng tôi luôn mong rằng bạn sẽ ứng dụng kiến thức chuyên môn của mình để cống hiến cho cộng đồng.” - Phát biểu của vị đại diện quỹ học bổng năm xưa đã trở thành nguồn động lực lớn cho những hoạt động CSR của cô Ngọc Giàu.“Cô hy vọng sinh viên sẽ bắt đầu ý thức về trách nhiệm xã hội. Rất mong các bạn sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc khi mang lại lợi ích cho cộng đồng từ chính chuyên môn của mình”.
Cô Ngọc Giàu luôn ý thức rõ về trách nhiệm xã hội và cảm thấy biết ơn vì chuyên ngành Tâm lý học có thể giúp đỡ nhiều người bằng các hình thức khác nhau.
Cô Giàu chia sẻ thêm, nhờ trải nghiệm học tập qua phục vụ cộng đồng, Service-Learners có cơ hội nhìn lại những kiến thức chuyên môn, đồng thời, hiểu hơn về thế mạnh và khả năng của bản thân. Hơn nữa, sinh viên được trau dồi kỹ năng làm việc nhóm, quản lý và lập kế hoạch cho dự án.
Bài: Võ Tâm Anh, Trần Ngọc Cẩm Tú